Về việc cấm đốt rơm rạ, phơi thóc, tuốt lúa trên đường giao thông để bảo vệ môi trường và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay, trên địa bàn xã đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch lúa mùa đại trà, thời tiết đang chuyển sang mùa hanh khô; trong thời gian tới sẽ xảy ra tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng, sử dụng lòng, lề đường giao thông để phơi thóc, rơm rạ, sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân, làm mất cảnh quan môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông.
Trong vụ thu hoạch lúa, những năm trước đây đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, nguyên nhân do người tham gia giao thông đâm vào tre, gỗ gạch, đá đè bạt, lưới phơi thóc, các đống rơm, đống rạ của người dân trên lòng, lề đường giao thông.
Để ngăn chặn tình trạng đốt rơm rạ, phơi thóc, lúa, để rơm, rạ trên đường và hành lang đường giao thông, để đảm bảo vệ môi trường và trật tự an toàn giao thông. UBND xã yêu các ngành chức năng và toàn thể nhân dân nghiêm túc thực hiện các nội dung:
1 Nghiêm cấm không được đốt rơm rạ trên đồng ruộng, không phơi thóc, rơm rạ, đốt rơm rạ. Không để đống rơm rạ trên đường giao thông và hành lang đường giao thông.
2 Các ông, bà trưởng chỉ đạo các chủ máy gặt thực hiện gặt đến đâu dứt điểm đến đó, sau khi di chuyển máy chủ máy phải có trách nhiệm vệ sinh đoạn đường khi vừa đi qua; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng các chế phẩm sinh học, trộn ủ rơm rạ làm phân hữu cơ, phân vi sinh phục vụ sản xuất làm cho đất tơi xốp.
3 Đồng chí công chức xây dựng giao thông thủy lợi, công chức địa chính môi trường phối hợp với lực lượng công an xã thường xuyên kiểm tra, giám sát phát hiện, lập biên bản kịp thời các trường hợp vi phạm, tham mưu cho UBND xã xử lý theo quy định của pháp luật.
4 Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của xã, về các quy định của pháp luật liên quan đến Luật bảo vệ môi trường, tác hại của việc đốt rơm rạ, phơi thóc trên lòng lề đường, các hình thức xử lý vi phạm hành chính để nhân dân biết thực hiện.
5 UBMTTQ và các ngành, đoàn thể của xã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên của đoàn, hội mình tích cực chủ động thu Mùa nhanh gọn, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn tính mạng, sức khỏe của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ. Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017: Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ 1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. |
Tin cùng chuyên mục
-
Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt kết luận số 132-KL/TW ngày 18/3/2025 của Bộ chính trị
18/04/2025 21:05:24 -
Hội đồng NVQS thị trấn Hà Long đã tổ chức gặp mặt tặng quà cho các thanh niên chuẩn bị lên đường nhập ngũ năm 2025
12/02/2025 06:54:14 -
Lễ ra mắt mô hình "Xã an toàn về ma tuý, không ma tuý"
20/12/2024 16:02:41 -
Hội cựu CAND huyện Hà Trung công bố Quyết định thành lập Chi hội cựu CAND xã Hà Long nhiệm kỳ 2023-2028
02/12/2024 09:35:21
Về việc cấm đốt rơm rạ, phơi thóc, tuốt lúa trên đường giao thông để bảo vệ môi trường và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Hiện nay, trên địa bàn xã đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch lúa mùa đại trà, thời tiết đang chuyển sang mùa hanh khô; trong thời gian tới sẽ xảy ra tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng, sử dụng lòng, lề đường giao thông để phơi thóc, rơm rạ, sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân, làm mất cảnh quan môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông.
Trong vụ thu hoạch lúa, những năm trước đây đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, nguyên nhân do người tham gia giao thông đâm vào tre, gỗ gạch, đá đè bạt, lưới phơi thóc, các đống rơm, đống rạ của người dân trên lòng, lề đường giao thông.
Để ngăn chặn tình trạng đốt rơm rạ, phơi thóc, lúa, để rơm, rạ trên đường và hành lang đường giao thông, để đảm bảo vệ môi trường và trật tự an toàn giao thông. UBND xã yêu các ngành chức năng và toàn thể nhân dân nghiêm túc thực hiện các nội dung:
1 Nghiêm cấm không được đốt rơm rạ trên đồng ruộng, không phơi thóc, rơm rạ, đốt rơm rạ. Không để đống rơm rạ trên đường giao thông và hành lang đường giao thông.
2 Các ông, bà trưởng chỉ đạo các chủ máy gặt thực hiện gặt đến đâu dứt điểm đến đó, sau khi di chuyển máy chủ máy phải có trách nhiệm vệ sinh đoạn đường khi vừa đi qua; đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện ứng dụng khoa học kỹ thuật sử dụng các chế phẩm sinh học, trộn ủ rơm rạ làm phân hữu cơ, phân vi sinh phục vụ sản xuất làm cho đất tơi xốp.
3 Đồng chí công chức xây dựng giao thông thủy lợi, công chức địa chính môi trường phối hợp với lực lượng công an xã thường xuyên kiểm tra, giám sát phát hiện, lập biên bản kịp thời các trường hợp vi phạm, tham mưu cho UBND xã xử lý theo quy định của pháp luật.
4 Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của xã, về các quy định của pháp luật liên quan đến Luật bảo vệ môi trường, tác hại của việc đốt rơm rạ, phơi thóc trên lòng lề đường, các hình thức xử lý vi phạm hành chính để nhân dân biết thực hiện.
5 UBMTTQ và các ngành, đoàn thể của xã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên của đoàn, hội mình tích cực chủ động thu Mùa nhanh gọn, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn tính mạng, sức khỏe của nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ. Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017: Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ 1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm; b) Làm chết 02 người; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Làm chết 03 người trở lên; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá huỷ biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. 5. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. |